Cụ thể, sáng nay, ông Bình chỉ đích danh một trang Facebook có tên H.N, mà ông gọi là “chuyên tố bẩn để cạnh tranh không lành mạnh”. Trong bài viết này, Shark Bình đăng ảnh chụp màn hình một bình luận của trang H.N có ghi “chúng tôi sẽ trở lại sau một tháng nữa”, ám chỉ khả năng “đình chiến” với Shark Bình.
Hôm qua, ông Bình đăng bài trên Facebook cá nhân tuyên bố đấu tranh với một nhóm người “crypto xấu xí”, có đề cập đến trang Facebook H.N và nhiều tài khoản Facebook ảo chuyên bôi nhọ một số dự án do ông Bình đầu tư.
Trong bài viết này, ông Bình cho hay gần đây ông ra mắt Quỹ đầu tư Next100 Blockchain chuyên về công nghệ chuỗi khối với số vốn cam kết 50 triệu USD trong 10 năm tới. Một trong những thương vụ đầu tiên là đầu tư vào Startup WePay Technology Pte. Ltd. (tại Singapore), là nhà phát triển Hệ sinh thái tài chính phi tập trung (DeFi: Decentralized Finance) có tên là Antex.
Hệ sinh thái này bao gồm ứng dụng Antex là Ví lưu trữ tài sản Crypto phi tập trung, và ứng dụng VNDT là Ví và Cổng mua/bán tài sản Crypto với stable token VNDT (tương tự như USDT).
Theo bài viết của ông Bình, gần như ngay lập tức có rất nhiều trang Facebook ảo và nick ảo ẩn danh lan truyền các thông tin không chính xác về Antex, cũng như các phân tích không hợp lý về token Antex; đồng thời nhằm “dằn mặt” các hoạt động đầu tư của quỹ Next100 Blockchain.
Hành động nói trên của một nhóm người bị ông Bình lên án là cạnh tranh không lành mạnh, cố tình dìm giá đồng crypto để mua vào.
Nhóm “người Crypto xấu xí” sử dụng mạng xã hội để “nói xấu sai trái, phân tích chuyên môn không chính xác, và quy kết chủ quan tiêu cực…” nhằm chứng minh việc ông Bình đầu tư vào Antex nói riêng và các dự án Blockchain khác nói chung là để “lùa gà” - tức lừa gạt những người chơi tiền số thiếu kiến thức...
Ông Bình phủ nhận các thông tin tiêu cực về mình, và khẳng định đang muốn đầu tư dài hạn vào các dự án Blockchain. Do đó, ông tuyên bố tuyên chiến với những người bôi nhọ ông và các dự án do ông đầu tư.
Bình luận dưới bài viết của ông Bình, tài khoản Nhàn Thuận nói “Shark bị sốc với thế giới crypto rồi, từ từ shark sẽ thích nghi thôi”. Rất nhiều bình luận khác tin vào đồng Antex và Shark Bình.
“Nếu mình định danh mình là sẽ làm tốt, là dân Crypto tốt, hãy im lặng và làm thật tốt, kết quả sẽ nói giúp Shark, không cần chứng minh”, tài khoản Duc Lam Bui nêu ý kiến.
Hải Đăng
Nếu hầu hết các đại gia Việt khởi nghiệp kiếm 1 triệu USD đầu tiên từ thực phẩm, thương mại, xuất nhập khẩu… thì Shark Bình có được khoản tiền lớn từ làm Startup công nghệ và bán vốn cổ phần cho nhà đầu tư bên ngoài.
" alt=""/>Shark Nguyễn Hoà Bình tuyên chiến với “nhóm crypto xấu xí”Nguyễn Thị Thủy (ngụ Bạc Liêu) bắt xe đò từ sáng sớm để lên tòa nhưng cũng không được tiếp nhận đơn. “Hôm qua tôi được một nhân viên của Alibaba gọi thông báo tới tòa để nộp đơn nên vợ chồng tôi vội vã lên ngay. Tôi không biết tòa đã ngưng nhận đơn”, chị Thủy nói.
Cũng giống như chị Y., chị Thủy, nhiều bị hại khác ôm cả sấp hồ sơ, hợp đồng liên quan tới việc mua bán các dự án của Công ty Alibaba tới tòa tố cáo. Họ không hay biết tòa đã dừng tiếp nhận đơn. Nhiều người bật khóc khi không có tên trong danh sách bị hại.
Trước đó, trong phần xét hỏi, trong khi các bị cáo đều thành khẩn nhận tội nhưng Nguyễn Thái Luyện vẫn một mực kêu oan.
“Tôi không lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tôi không lừa đảo ai cả. Toàn bộ hoạt động của tôi đều công khai, minh bạch. Tôi đã xuất bản hàng trăm cuốn cẩm nang, phát cho nhân viên, khách hàng. Trong đó có cẩm nang viết về quy định pháp luật, phát hành nội bộ công ty. Tôi tổ chức mở bán công khai, tổ chức cho khách hàng đi tham quan. Tôi có mua lại của khách hàng, chưa để ai phải mất tiền”, Nguyễn Thái Luyện trình bày.
Vì vậy, Luyện không đồng tình với cáo buộc đã dùng tiền lừa đảo để đi mua đất. Luyện khai, nguồn vốn để kinh doanh là do bị cáo tích lũy nhiều năm.
Trong khi đó, nhiều bị hại vay mượn để đầu tư vào các dự án của Công ty Alibaba. Tới khi vụ việc lừa đảo của Alibaba bị phanh phui, họ rơi vào tình trạng kiệt quệ, nợ nần chồng chất, gia đình lục đục, vợ chồng, con cái ly tán.
Mặc dù, toàn bộ tài sản đã bị kê biên, nhưng Nguyễn Thái Luyện vẫn mạnh miệng cam kết sẽ trả toàn bộ số tiền gốc và lãi theo hợp đồng. Ngoài ra, bị cáo Luyện hứa sẽ khắc phục số tiền mà khách hàng phải bỏ ra để đóng lãi ngân hàng trong thời gian qua.
"Tôi đảm bảo, với phần tài sản mà công ty đang có thì đủ để trả toàn bộ gốc và lãi theo mức đã cam kết. Mong khách hàng bình tĩnh chờ tòa xem xét, nếu đầy đủ hồ sơ giấy tờ thì sẽ được nhận lại toàn bộ tiền”, Nguyễn Thái Luyện khẳng định.
Theo cáo buộc, sau khi thành lập 22 công ty con, Nguyễn Thái Luyện tổ chức mua một số lượng lớn đất nông nghiệp.
Nguồn tiền mua đất nông nghiệp được huy động từ chính khách hàng, bằng cách dùng pháp nhân của Công ty cổ phần địa ốc Alibaba và các công ty con tự lập dự án dân cư, phân lô trái pháp luật, đưa ra các thông tin không có thật để lừa ký hợp đồng bán đất nền dưới dạng thổ cư để huy động tiền từ khách hàng.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn về những đồn đoán K+ bị lỗ lũy kế đến hàng nghìn tỷ đồng và VTV có khả năng sẽ bị mất tiền vốn góp vào liên doanh, ông Jacques-Aymar de Roquefeuil, Phó Tổng giám đốc của K+ cho rằng, với một doanh nghiệp quy mô vốn hàng nghìn tỷ đồng, trong khi vốn góp của các bên đầu tư rất nhỏ, hoạt động chủ yếu bằng vốn vay thì lỗ cộng dồn 5 năm lên đến nghìn tỷ là điều hoàn toàn bình thường trong kinh doanh và nằm trong giai đoạn lỗ kế hoạch của doanh nghiệp mới hoạt động. Hiện số lỗ của K+ giảm mạnh qua từng năm và K+ đã đạt điểm hòa vốn (EBITDA dương) vào tháng 6/2015.
Về khoản vốn góp của VTV vào liên doanh K+, ông Jacques-Aymar de Roquefeuil giải thích thêm, VTV góp 10 triệu USD, bao gồm trạm phát lên vệ tinh Vĩnh Phúc trị giá 55 tỷ đồng và hơn 100.000 thuê bao cũ được quy ra tiền, không có một đồng tiền mặt. Hiện toàn bộ tài sản góp vốn của VTV đã khấu hao gần hết, trong hơn 5 năm qua, K+ đã nộp ngân sách gần 700 tỷ đồng, tạo doanh thu cho vệ tinh VINASAT mỗi năm hơn 130 tỷ đồng thì không có lý do gì để lo lắng về sự mất vốn Nhà nước. Mặt khác trạm phát lên vệ tinh với nhiệm vụ chính là phát sóng vệ tinh các kênh truyền hình thiết yếu, hiện K+ đang tiếp tục đảm nhiệm mà nếu không góp vốn vào liên doanh thì VTV phải bỏ tiền đầu tư.
Phó Tổng giám đốc K+ cũng khẳng định, thuê bao K+ hoàn toàn có thể yên tâm vì không thể có tình huống K+ ngừng hoạt động. Theo quy định của pháp luật, truyền hình trả tiền là dịch vụ đặc biệt, trong mọi trường hợp không được dừng cung cấp dịch vụ kể cả trường hợp doanh nghiệp dừng kinh doanh sẽ phải chuyển giao chủ đầu tư mới. Đối với K+ còn có trách nhiệm và sự đảm bảo lớn của chủ đầu tư VTV về việc duy trì truyền hình vệ tinh, ngoài mục đích kinh doanh thuần túy, là phương tiện hữu hiệu phục vụ công tác thông tin tuyên truyền đến vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
" alt=""/>Phó Tổng giám đốc K+: 'VTV không lo mất vốn đầu tư'